Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

CHUYỆN ĂN, NGỦ, ĐỤ, Ị CỦA QUÂN PHÁP Ở ĐIỆN BIÊN

ĂN

Quân Pháp ở ĐBP thất trận một phần do họ thất bại trong công tác hậu cần. Như chuyện ăn, Hồi ký “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Chiều ngày 14/4/1954, một sự cố đã xảy ra. Trong lúc những chiếc xe vận tải, xe Jeep cuối cùng dồn tới cứ điểm Êpécviê để nhận số lượng thực mới thả dù tập trung tại đây chở đi phân phối cho các nơi thì một loạt đạn đại bác của ta rót đúng khu vực. Nhiều thứ lương thực, trong đó có 5.080 suất ăn chiến đấu, 300 kilôgam phó mát, 700 kilôgam chè, 450 kilôgam muối, 110 thanh sôcôla... đã nổ tung”. Từ đó, tập đoàn cứ điểm công bố dự kiến từ ngày 29/4, khẩu phần của mỗi người sẽ giảm xuống một nửa. Do đó, quân Pháp đói là đương nhiên.

UỐNG

Hồi ký nói trên viết: “Sau khi khép chặt vòng vây, các tổ bắn tỉa thiện xạ tìm những vị trí bất ngờ, không tha bất cứ một tên địch nào ló đầu ra khỏi công sự. Việc đi lấy nước dưới sông Nậm Rốm trở thành vô cùng khó khăn. Có những tên địch ở ngay bờ sông cũng không dám xuống lấy nước. Chúng ngồi trong công sự quăng những chiến can xuống sông, rồi dùng dây kéo lên. Chiến sĩ ta bắn tỉa bắn vào can. Chúng chỉ thu về chiếc can rỗng”. Không có nước, nên tất yếu quân Pháp sẽ rất khát. Hồi ký của Đại tướng cũng cho biết trong số dù thả xuống cho tập đoàn cứ điểm, luôn có rất nhiều rượu vang.

Theo phân tích của Giáo sư Xoay, rượu vang với quân Pháp như thuốc lào với quân ta. Khi mà lượng rượu thả xuống tiếp tế cạn dần, và đặc biệt, hầm rượu trên đồi A1 bị bộc phá làm nổ tung, thì quân Pháp đã phải giương cờ trắng. 

Đói, khát, bị thương, khủng hoảng tâm lý... là những nguyên nhân khiến quân Pháp sụp đổ.Đói, khát, bị thương, khủng hoảng tâm lý... là những nguyên nhân khiến quân Pháp sụp đổ.   

TẮM

Hầm De Castrie không chỉ rõ đâu là nhà tắm của viên tướng này, nhưng hiện ở bảo tàng chiến thắng Điện Biên còn trưng bày chiếc bồn tắm của ông ta, với ghi chú là thu được trong hầm, suy ra De Castrie tắm ngay trong hầm. Mặc dù vậy, các chuyên gia về hệ thống nước không thể suy luận được là ống nước được kéo vào hầm như thế nào. Có lẽ, lính hầu xách nước vào đổ vào bồn cho tướng tắm chăng?

Bồn tắm của De Castries
Bồn tắm của De Castries 

ĐI VỆ SINH

Dưới áp lực của đạn pháo Việt Minh, rồi sau khi bị bao vây chặt chẽ, với các họng súng bắn tỉa rình rập, chắc chắn quân Pháp cũng chỉ dám đi vệ sinh dưới chiến hào hoặc hầm ngầm.

Dưới hầm ngầm của tướng De Castrie cũng không có ghi chú chỗ nào là nhà vệ sinh, hay bồn cầu ở đâu, nên theo suy đoán của các chuyên gia quân sự, có lẽ vị thiếu tướng này… đi vệ sinh vào bô!

Có một giai thoại nói rằng, Trung tá Louis Guth, tham mưu trưởng tập đoàn cứ điểm, đã tử trận ngày 23/12/1953 chỉ vì… đi tè không đúng chỗ. Về cái chết của ông này, chiến sỹ Trinh sát Trần Mạnh Phấn (trung đoàn 88, đại đoàn 308), người đã tiêu diệt viên trung tá này kể lại: Trong một lần đi trinh sát cứ điểm Gabrielle (Độc lập), ông quan sát một toán binh lính và sỹ quan Pháp đứng nói chuyện, bất ngờ một sỹ quan Pháp tách ra đi lại chỗ bụi rậm, có lẽ định đi tè, nên đã xả 18 viên đại tiểu liên vào người ông ta. Khi toán lính kia chạy lại thì chiếc cặp của Guth đã biến mất cùng người trinh sát Việt Minh. Trong cặp có một món quà quý giá cho Tướng Giáp: Bản đồ cấu trúc của tập đoàn cứ điểm. Ngay sau đó, ông Phấn đã được Bộ chỉ huy tặng thưởng ngay Huân chương Chiến công hạng Nhì.

Trung tá Guth, người có lẽ đã thiệt mạng vì đi tè không đúng chỗ.Trung tá Guth, người có lẽ đã thiệt mạng vì đi tè không đúng chỗ.

CHUYỆN SINH LÝ

E. Bergot trong cuốn "Điện Biên Phủ - 170 ngày đêm bị vây hãm" cho biết, ngay sau khi cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, bộ chỉ huy quân Pháp đã cấp ngay cho quân đồn trú một đội gái điếm để đáp ứng nhu cầu sinh lý. Thành phần gái điếm chủ yếu là người Việt, ngoài ra có một số cô người Marocco. Ban đầu, gái điếm "phục vụ" binh sĩ ngay trong chiếc máy bay Dakota chở họ lên Điện Biên. Sau đó, khi sân bay bị pháo của quân Việt Nam pháo kích tan nát, lính Điện Biên Phủ đào một hệ thống hầm cho đội quân này. Hầm được xây khá kiên cố, có cả mái vòm, hào dẫn và lối thoát hiểm, tường được bọc bằng vải dù trắng, sàn hầm trải chiếu cói, ngoài ra còn có một chiếc giường bằng gỗ tấm, nhẵn bóng.

Một công văn được chỉ huy Pháp gửi đến tất cả các đơn vị, quy định ngày giờ mở cửa, quy định các đơn vị tới theo thứ tự luân phiên, các đơn vị ở xa sẽ có "đơn vị lưu động" tới phục vụ tại chỗ.Theo tác giả Alain Rusco, trong cuốn Dien Bien Phu. Mythes et réalités, thì quân số  của đội gái điếm là 18 người. Khi chiến sự nổ ra quá ác liệt, binh lính Pháp không còn hứng thú để vui chơi nữa, các cô chuyển sang nhiệm vụ làm y tá chăm sóc thương binh.

Tư liệu của ta cũng nói sau trận chiến, quân ta giải phóng rất nhiều thường dân người Thái cả nam lẫn nữ bị quân Pháp bắt vào phục vụ trong tập đoàn cứ điểm. Tuy nhiên, tài liệu không nói có ai làm nghề nhạy cảm đó cả.

Còn theo một bài viết trên New York Times năm 2004, có lẽ sau trận chiến, các cô bị bắt đi cải tạo.

Lê Tiên Long 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét