Bộ sử đầu tiên của Việt Nam, Đại Việt Sử ký của Giáo sư Lê Văn Hưu soạn, không có chép về các đời vua Hùng, trong khi, xác định tính chính thống của triều nhà Triệu của nước Nam Việt. Ấy thế mà sử sau này bổ sung thêm các vua Hùng và muốn gỡ nhà Triệu ra khỏi sách sử.
Năm 1272 tháng Giêng, Chủ tịch Trần Hoảng ra sắc lệnh yêu cầu
Viện sĩ Viện Hàn lâm KHXH Lê Văn Hưu làm Giám đốc dự án chép sử quốc gia. Giáo
sư Hưu tuân lệnh, soạn quyển Đại Việt Sử ký, ghi chép từ Chủ tịch Triệu Đà đến
nữ Chủ tịch Lý Thiên Hinh, gồm 30 quyển. Như vậy, quyển sử đầu tiên của nước ta
đã ghi nhà Triệu vào chính sử, và lúc đó họ Hùng thì nằm ngoài sử sách.
Chủ tịch Hoảng xem bộ sử, lấy làm hài lòng, quyết định thưởng
cho Giáo sư Hưu Huân chương lao động hạng nhất.
Giáo sư Hưu sinh năm 1230, quê
ở làng Thần Hậu (tục gọi Kẻ Rỵ), huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc xã
Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1247 (17 tuổi), đã đỗ Tiến sĩ
hạng nhì quốc gia. Đây là năm đầu tiên kỳ thi quốc gia lấy các danh hiệu Tiến
sĩ hạng Nhất, Nhì, Ba, năm đó, Nguyễn Hiền, mới 12 tuổi, đỗ Tiến sĩ hạng Nhất.
Mới 17 tuổi nhưng ông Hưu vẫn được bổ nhiệm vào Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao, rồi thăng lên đến Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Thời kỳ làm Giáo
sư tại Viện Hàn lâm, ông là thầy học của Thượng tướng Trần Quang Khải.
Lúc hoàn thành bộ sử, Giáo sư Hưu 42 tuổi. Ông thọ đến 92 tuổi,
xứng đáng là bậc quốc sư như Giáo sư Vũ Khiêu sau này vậy.
Thời chủ tịch Lê Lợi vừa nhậm chức, sai Chánh văn phòng là Tiến sĩ Nguyễn Trãi soạn bản Tuyên ngôn độc lập, đã viết: Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập, cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phen", vẫn không nhắc gì đến thời Hùng Vương và tiếp tục khẳng định nhà Triệu là khởi thủy nước Việt. Nhưng sách giáo khoa thế kỷ 20, khi giảng về bài Tuyên ngôn độc lập này, chú thích: "Ông Nguyễn Trãi nhầm nhà Triệu là của Việt Nam". Đời sau đi cãi ông đời trước cách 600 năm!
Ảnh minh họa: Ngô Sĩ Liên viết Đại Việt sử ký toàn thư. |
Đến tận năm 1479, Chủ tịch Lê Hạo mới sai Tiến sĩ Ngô Sĩ Liên
chỉnh sửa bổ sung lịch sử nước nhà. Ngô Sĩ Liên là người xã Ngọc Hòa, huyện
Chương Mỹ, Hà Nội, tham gia kháng chiến chống quân Minh. Kháng chiến thành
công, năm 1442, ở khoa thi đầu tiên có tổ chức dựng bia Tiến sĩ, ông nhận
bằng tiến sĩ, rồi được bổ nhiệm vào Viện sử học, làm đến Phó Viện trưởng, rồi Thứ
trưởng Bộ Ngoại giao, Hiệu trưởng Đại học quốc gia.
Nhận lệnh từ chủ tịch Hạo, Giáo sư Liên đã bổ sung thêm họ Hồng Bàng với 18 đời
Hùng Vương vào sử Việt, đổi tên thành Đại Việt Sử ký Toàn thư (gọi tắt là Toàn
thư).
30 năm sau, năm 1511, Chủ tịch Lê Trừu (tức là đồng chí Tương
Dực) sai Giáo sư Vũ Quỳnh tiếp tục chỉnh lý, và đổi tên thành Đại Việt Thông Giám Thông
Khảo (gọi tắt Thông giám). Vũ Quỳnh quê làng Mộ Trạch thuộc huyện Bình Giang,
Hải Dương, vùng quê có rất nhiều danh nhân họ Vũ nổi tiếng.
Ông Quỳnh lấy bằng tiến
sĩ năm 1478, từng làm Bộ trưởng nhiều bộ như bộ Xây dựng, Quốc phòng, Ngoại
giao, Hiệu trưởng Đại học quốc gia và Viện trưởng Viện Sử học. Bộ Đại Việt
thông giám, do ông Quỳnh biên soạn, chép từ thời Hồng Bàng đến năm đầu tiên của
Chủ tịch Lê Lợi, gồm 26 quyển.
Mãi 150 năm sau nữa, Chủ tịch Lê Duy Vũ (tức đồng chí Huyền Tông) lại
sai Giáo sư Phạm Công Trứ tiếp tục công trình chỉnh lý, chép thêm việc nước
trong 13 năm (1663-1675) của triều đại mình vào, và gọi đó là Đại Việt Sử Ký
Tục Biên. Đây cũng là lần tu sửa cuối cùng của thời các chủ tịch họ Lê.
Giáo sư Trứ quê làng Liêu Xuyên, huyện Đường Hào,
phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay thuộc thôn Thanh Xá, xã Nghĩa Hiệp, huyện
Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, đỗ Tiến sĩ năm 1628, từng làm Chánh án Tòa án tỉnh Thanh
Hóa, Thị trưởng Hà Nội, Chủ tịch Thanh Hóa, Phó Viện trưởng rồi Viện trưởng
Viện sử học, sau thăng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng
chính phủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét