Xưa kia, hoàng đế thường chỉ sống ở kinh thành, thỉnh thoảng đi tuần thú các địa phương, chứ ít khi đi sang thăm nước ngoài. Vậy mà vẫn có một số vị vua Việt Nam làm điều này, sự việc đều được ghi lại trong sử sách một cách chính thống.
Vị vua có chuyến thăm "chính thức" nước ngoài của nước Đại Việt là Trần Nhân Tông. Đại Việt sử ký toàn thư, quyển VI chỉ chép ngắn gọn có một dòng: "Tân Sửu năm Hưng Long thứ 9, tức 1301, đời vua Trần Anh Tông, tháng 3, thượng hoàng đi chơi các địa phương, sang Chiêm Thành".
Đại Việt sử ký toàn thư xác định trong chuyến đi kể trên, thượng hoàng đã hứa gả công chúa cho vua Chiêm Thành, nhưng mãi đến tháng 2/1305, vua Chiêm mới sai sứ mang vàng bạc, hương quý, vật lạ đến kinh thành Thăng Long để dâng làm lễ cầu hôn. Năm sau, vào tháng 6, vua Trần quyết định gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân.
Ngoài Chiêm Thành, Lào (xưa gọi là Ai Lao hoặc Lão Qua) cũng là đất nước có những vị vua Việt Nam từng đặt chân đến.
Vua Khải Định là người đầu tiên có chuyến sang thăm chính thức nước Pháp, từ ngày 15/5/1922 đến 10/9/1922. |
Gần tương tự trường hợp Lê Chiêu Tông, trong quá trình bôn tẩu gây dựng lại cơ nghiệp của chúa Nguyễn, trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn, vương tử Nguyễn Phúc Ánh từng có thời gian phải lưu vong tại Vương quốc Xiêm (Thái Lan ngày nay).
Thời Tây Sơn, sau khi hoàng đế Quang Trung đánh bại quân Thanh mùa xuân năm 1789 và lập quan hệ ngoại giao với nhà Thanh. Vua Thanh là Càn Long muốn hoàng đế Quang Trung trực tiếp sang Bắc Kinh nhân sự kiện thượng thọ vua Càn Long 80 tuổi.
Cuộc gặp gỡ hiếm hoi của ba vị vua Việt Nam
Cuộc gặp gỡ của vua Chiêu Thống, Thái Đức và Nguyễn Huệ (vua Quang Trung sau này) đã diễn ra tại kinh thành Thăng Long một ngày mùa thu năm 1786.
Sử sách sau này viết rằng Quang Trung - Nguyễn Huệ cho một người cháu là Phạm Công Trị đóng giả mình để dẫn đầu đoàn tùy tùng hùng hậu sang Trung Quốc, với chuyến đi kéo dài gần hết năm 1790.
Tuy nhiên, gần đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính, sau khi nghiên cứu các văn bản và tài liệu lưu trữ của triều đình nhà Thanh, đã xuất bản cuốn sách, đưa ra nhận định có thể vua Quang Trung đã đi chuyến đó ra nước ngoài. Vấn đề này hiện còn nhiều quan điểm khác nhau.
Sang triều Nguyễn, trừ vua Bảo Đại từng học tập từ bé ở Pháp và các vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân bị thực dân đày ra nước ngoài, vua Khải Định là người đầu tiên có chuyến sang thăm chính thức nước Pháp, từ ngày 15/5/1922 đến 10/9/1922, nhân sự kiện hội chợ thuộc địa được tổ chức ở thành phố Marseille.
Ngoài ra, một số vua Việt khác phải sống lưu vong bên nước ngoài, như hai vua nhà Hồ là thượng hoàng Hồ Quý Ly và vua Hồ Hán Thương.
Vua Lê Mẫn Đế (Chiêu Thống) cũng phải sống ở nước ngoài cho đến khi chết sau khi quân của vua Quang Trung đại phá quân xâm lược nhà Thanh mà ông ta đưa vào nước ta.
Lê Tiên Long
Zing 7/2017
Ngoài ra còn có thêm một số vua ra nước ngoài để...đánh nhau từ Lý Thái Tông năm 1044, Lý Thánh Tông năm 1069. Ở trận chiến năm 1069, vua Lý Thánh Tông đã bắt sống vua Chiêm là Chế Củ, khiến Chế Củ phải xin dâng 3 châu Bố Chính, Ma Linh và Địa Lý (vùng từ dãy Hoành Sơn đến dãy Bạch Mã, tương ứng với Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế ngày nay) để chuộc mạng.
Sau đó đến Lê Thánh Tông năm 1471 với chiến tích bắt sống được vua Chiêm là Trà Toàn, và lấy đất Chiêm Thành đặt làm thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa. Cũng trong chiến dịch này, vua Lê Thánh Tông đã cho quân khắc chữ lên núi Đá Bia ở phía Nam tỉnh Phú Yên, ghi nhận cương vực Đại Việt đã được mở rộng ra đến tận nơi này.
Còn vua Trần Duệ Tông, năm 1377, cầm quân đánh thành Chà Bàn, vì thiếu kinh nghiệm trận mạc, lại chủ quan khinh địch, không nghe lời khuyên can của đại tướng Đỗ Lễ mà quân Trần bị quân Chiêm Thành đánh bại, vua cùng các đại tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Nạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh đều chết giữa trận. Đây là vua Việt Nam duy nhất chết trận ở nước ngoài.
Trong khi đó, Trần Thái Tông là vua đầu tiên... vượt biên sang Trung Quốc. Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, quyển V, chép sự kiện năm 1241: "Vua thân chinh cầm quân vượt qua châu Khâm, châu Liêm đi đánh các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình của nước Tống. Vào địa phận nước Tống, vua tự xưng là Trai Lang, bỏ thuyền lớn ở trong cõi, chỉ đi bằng các thuyền nhỏ. Người châu ấy không biết là ai, đều sợ hãi chạy trốn. Đến sau biết là vua Việt, mới chăng xích sắt giữa sông để chặn đường thủy. Khi trở về, vua sai nhổ lấy vài chục cái neo đem về".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét